Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Học Kì Quân Đội-Chiến Sĩ Vượt Khó

Học Kì Quân Đội


Năm 2007, khi ấy tôi còn làm trưởng Ban Quốc tế Thành Đoàn TP HCM, khi đề xuất chương trình học kì quân đội hình như không ai mặn mà lắm. Và cũng năm ấy, chương trình Sky – một loại hình trại tiếng Anh nổi lên như cồn. Cho đến năm 2008, khi về Phó Giám đốc khu đường Sông, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, đem ý tưởng này trình bày với chị Liên – ngày ấy là phó giám đốc trung tâm SYC, (giờ là Phó giám đốc phụ trách), rồi anh Huân – Giám Đốc Trung tâm SYC, anh Huân có vẻ không mặn mà lắm, nhưng chị Liên rất quyết liệt để làm chương trình. Sau khi xin ý kiến Ban Bí thư mà cụ thể là Bí thư thứ nhất TW Đoàn anh Võ Văn Thưởng (Bây giờ là bí thư tỉnh ủy tỉnh Quãng Ngãi), biết tôi và nhóm ekip sẽ thực hiện chính anh đồng ý ngay. Phải nói, mọi người đã chuẩn bị khá tốt cho chương trình đầu tiên, nhưng mức phí đóng 3,6 triệu ngày ấy là quá lớn cho 1 chương trình 10 ngày (có lẻ chưa có tiền lệ tại Việt Nam).
học kì quân đội

Chương trình học kì quân đội bắt đầu, 86 chiến sĩ đầu tiên đến với trung đoàn 88 (sư 302) anh hùng. Thiên nhiên hùng vĩ, xung quanh bao phủ bởi rừng. Đón chúng tôi là những trận mưa tầm tả, mưa ngút ngàn, nhưng những dãy nhà vang lên các cheer, trò chơi huấn luyện để bớt đi nổi nhớ nhà. Đêm thứ 3, chúng tôi phát thư, các em khóc, có lẻ đây là lần đầu tiên tôi làm chương trình mà các em khóc nhiều như vậy. Sau khi vào rừng cho đến khu cấm, vào các giếng khô tìm kiếm; rồi trở về các con đường mòn, nghe chị bán hàng nước nói có một thanh niên mặc quân phục lúc chiều có đi qua đường này… Mọi người hối tôi gọi điện thoại cho gia đình, nhưng tôi bảo khoan, hãy chờ và tìm kiếm tiếp. Cho đến 8g30 tối, tôi gọi thông báo, hỏi em đó có về đến nhà chưa, có bà con gần đây không. Gia đình nói có nhà bà con ở thành phố Biên Hòa, tôi bảo nhờ anh chị gọi thử. Lúc sau, chuông ren lên tôi mừng phát khóc vì em đó đang ở nhà bà con, và em ấy, gia đình bây giờ mới nói, là một em nghiện game. Sau chương trình Linh, Hiếu, Cát Tiên, Sơn… vẫn tiếp tục tham gia ở các năm tiếp theo.
học kì quân đội-1

Đêm thứ 3 của hoc ki quan doi thanh thiếu niên được gọi bằng cái tên trìu mến "Đêm gia đình". Trong sự cô tịch của vùng núi đồi vốn là địa bàn đóng quân của Sư đoàn 309 (Đồng Nai), khi lời bài hát "lung linh lung linh tình mẹ tình cha, lung linh lung linh cùng một mái nhà" vang lên cũng là lúc những giọt nước mắt thương nhớ gia đình của các em tức tưởi rơi xuống. Những cậu ấm cô chiêu khóc òa ôm lấy đồng đội của mình, âm thanh chỉ còn là những nấc nghẹn ngào.
Trong số 320 bạn trẻ từ khắp cả nước tham gia học kì quân đội bộ binh sơ cấp lần này, cậu bé 17 tuổi Lê Thái Sơn (quận 10, TP HCM) tỏ ra "chơi trội" hơn hẳn bạn bè bởi vẻ nghịch ngợm, tếu táo với cá tính lạnh lùng. Ấy vậy mà đến phút hồi tâm, đôi mắt em đỏ hoe, những giọt nước mắt tuôn rơi khiến mọi người vừa ngạc nhiên vừa cảm động.
hoc ki quan doi

"Con có lỗi với bố, con biết lỗi rồi. Bố tha thứ cho con nhé. Con thương bố và em lắm...", những lời nói xuất phát tự đáy lòng của đứa con xưa nay chưa bao giờ biết nhường nhịn ai khiến ông Hải (bố của Sơn) cũng không cầm được nước mắt. Ở đầu dây điện thoại bên kia ông cũng nghẹn ngào: "Nghe con nói vậy, bố mừng lắm".

Dáng người cao gầy, đôi mắt vẫn đỏ hoe, giọng run run, cậu bé tuổi 17 tâm sự với VnExpress.net, ba mẹ em ly thân từ khi em còn rất nhỏ. Mẹ rời Việt Nam sang Nga sinh sống để lại hai anh em cho một tay bố nuôi nấng dạy dỗ. Kinh tế gia đình tương đối khá, song một phần do thiếu tình thương mẫu tử, một phần đua đòi cùng bạn bè nên cậu công tử chỉ biết vòi vĩnh sắm sửa và tụ tập với bạn bè xấu ăn chơi lêu lổng làm cho bố khổ mọi bề.
Học kì quân đội,hoc ki quan doi,quân đội nhân dân,quân phục quân đội, quân đội việt nam, ngân hàng quân đội,phụ nữ quân đội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét