Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Cuộc chiến của các công ty sản xuất mì ăn liền

Hiếm có sản phẩm nào lại có “tầm phủ sóng” rộng như mì ăn liền. Cũng hiếm có sản phẩm nào đáp ứng được khẩu vị của cả người giàu lẫn gười nghèo như nó. Và vì vậy, cuộc đua giành giật thị trường của những gói mì xem ra khá hấp dẫn.

Mì ăn liền tình cờ tham gia một cuộc tranh luận với chủ đề: “Cuộc chiến của những gói mì ăn liền” mới vỡ lẽ ra rằng, công nghệ lăng xê mì ăn liền không đơn giản như nhiều người tưởng.

“Nước sông không phạm nước giếng”

Đó là nhận xét của ông Bùi Khánh Dũng - Giám đốc Trung tâm thông tin và nghiên cứu thị trường của Investconsult Group ở khu vực phía Nam. Bởi theo ông, dù có được mệnh danh cao cấp hay thấp cấp thì mì tôm vẫn đơn thuần là sản phẩm tiện lợi. Tuy nhiên, các dòng sản phẩm cũng được phân hóa khá rõ rệt. Ở phân khúc bình dân, giá của mỗi gói mì khoảng 1.500 - 2.000 đồng; phân khúc cấp trung đang được bán với mức giá 2.500 - 3.500 đồng/gói; loại cao cấp có giá từ 5.000 đến hơn 10.000 đồng/gói.
mì ăn liền
Mì ăn liền
Trong cuộc đua về chủng loại và giá cả, các sản phẩm của Vina Acecook (100% vốn Nhật Bản) đang dẫn đầu với khoảng 65% thị phần. Ngay sau đó là Asia Food (100% vốn trong nước) chiếm hơn 20% thị phần với các thương hiệu Gấu Đỏ, Hello, Vifood, Hảo Hạng, Osami, mới đây nhất là Trứng Vàng. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng, chợ, sản phẩm mì gói của Vina Acecook, Asia Food, Vifon, Uni-President, Massan, Miliket… đang chiếm lĩnh hơn 90% thị phần với hàng trăm nhãn hiệu khác nhau. Đó là chưa kể hàng chục nhãn hàng nước ngoài đang hiện diện khắp nơi, tạo sự phong phú cho thị trường cả về bao bì, mẫu mã lẫn giá cả.

Tuy nhiên, cũng theo ông Dũng, người miền Bắc có xu hướng dùng các loại mì đơn giản về khẩu vị, chính vì thế sản phẩm mì Miliket 4 tôm được khá nhiều người ưa dùng do… nó chẳng có gia vị gì thêm ngoài một gói bột canh. Còn hiện nay đa phần các doanh nghiệp sản xuất mì đặt ở miền Nam nên sản phẩm thường quá nhiều gia vị, nhiều béo… Dưới góc độ của một nhà nghiên cứu thị trường, ông Dũng cũng cho rằng, cái bánh thị phần khá lớn ở phân khúc bình dân - nhưng có lợi nhuận rất thấp - chỉ đón nhận những nhãn hàng có quy mô sản lượng lớn. Bên cạnh đó, ba nhãn hàng đang thống trị phân khúc này là Hảo Hảo, Hảo 100 và Gấu Đỏ chiếm hơn 50% ngân sách truyền thông của ngành và mật độ bao phủ thị trường dày đặc, chưa kể vô số sản phẩm chưa thành danh. Phân khúc này sẽ là lựa chọn không khôn ngoan cho bất kỳ nhà đầu tư mới nào.

Ngoài ra, phân khúc trung cao đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ chiếc bánh của thị trường mì ăn liền. Nhưng phân khúc cao (tạm xếp ở mức từ 5.000 đồng/sản phẩm trở lên) cũng khó chiếm ưu thế mạnh vì nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn có nhiều lựa chọn thay thế mà cũng không kém phần tiện lợi nhờ mạng lưới thực phẩm đường phố rộng khắp như phở, hủ tiếu, cháo, xôi... Và cũng chính vì thế, các công ty sản xuất mì ăn liền đành tìm đến quảng cáo như một thứ công cụ để định hướng khẩu vị của người tiêu dùng.

Chiếm lĩnh thị trường bằng quảng cáo

Phải khẳng định rằng, việc cạnh tranh trên thị trường mì ăn liền chỉ bắt đầu bùng nổ và một xu hướng phát triển kinh doanh dựa vào tiếp thị hình ảnh, truyền thông chỉ thực sự xuất hiện khi liên doanh sản xuất mì Vifon Acecook hình thành vào năm 1993. Cuộc cạnh tranh trên thị trường cũng khá quyết liệt cả giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trước hết, phải kể đến Vina Acecook, thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực này. Vina Acecook nhấn mạnh đến yếu tố chất lượng được bảo chứng bởi công nghệ Nhật Bản. Trong khi đó, Vifon lại tạo dựng sức mạnh từ một thương hiệu lâu đời nhất Việt Nam và đã chứng thực được niềm tin thông qua mạng lưới xuất khẩu rộng khắp và cả ở những thị trường khó tính, có yêu cầu cao. Đặc biệt, khi Massan tung ra dòng sản phẩm Omachi thì quả là một bước đột phá trong công nghệ “lăng xê” mì gói. Việc lựa chọn phân khúc cấp trung và chuyển tải một thông điệp rất thiết thực “không sợ nóng” là một lựa chọn chiến lược xuất sắc của Massan.

Tuy nhiên, sẽ là rất thiếu sót nếu không nhắc đến sự hỗ trợ tuyệt vời của mạng lưới phân phối vốn khá mạnh của Massan với các chủng loại sản phẩm thực phẩm tiêu dùng có cùng kênh với mì ăn liền. Omachi còn được cam kết bởi một ngân sách truyền thông lên tới cả triệu USD cho khoảng thời gian từ khi tung sản phẩm vào tháng 5/2007 cho đến Tết âm lịch, nhắm vào các thành phố lớn.

Rõ ràng là, đã qua rồi cái thời mì sản xuất ra không kịp bán, chẳng cần phải quảng cáo. Giờ đây, cho dù sản phẩm có chất lượng cao, hình thức đẹp nhưng nếu không có chiến lược truyền thông một cách bài bản thì thua là cầm chắc. Và vì nhiều lẽ, đây cũng là điểm yếu của các công ty trong nước.

Sẽ cạnh tranh quyết liệt hơn

Việt Nam được xem là một trong những quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất châu Á. Theo dự báo của các chuyên gia, công ty mì ăn liền sẽ tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ cao, sản lượng sẽ tăng lên khoảng 6-7 tỷ gói trong vòng 3 năm tới. Hướng tới, các doanh nghiệp sẽ không đi vào sản xuất theo chiều rộng mà tập trung vào chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm với mì gói, mì ly, mì tô, mì không chiên, mì tươi. Ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Asia Food cho rằng, ngành công nghiệp sản xuất mì gói ngày càng khó khăn hơn vì có rất nhiều doanh nghiệp tham gia. Để ổn định được giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, ngoài việc công ty phải không ngừng đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại thì định mức hao hụt trong tất cả khâu phải duy trì ở mức dưới 1%.

Suy cho cùng, mì ăn liền tuy không phải là một sản phẩm mới mẻ nhưng nếu cạnh tranh một cách sòng phẳng, chắc chắn phần thắng sẽ nghiêng về các doanh nghiệp có sự đầu tư bài bản, biết lắng nghe và đưa ra những sản phẩm vừa có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2008, tại Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, sản lượng đạt khoảng 5 tỷ gói/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 15% -20%.

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ nhiều mi an lien nhất thế giới với 44,3 tỷ gói bán ra trong năm 2005. Indonesia đứng thứ hai với 12,4 tỷ gói và Nhật Bản thứ ba với 5,4 tỷ gói. Hàn Quốc là nước tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất tính theo đầu người với trung bình 69 gói một người một năm. Tiếp theo là Indonesia 55 gói và Nhật Bản 42 gói.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Sử dụng mì ăn liền nhiều gây hại cho sức khỏe


Tại buổi tọa đàm “Hiểu đúng về dinh dưỡng của mì tôm” do báo Khoa học và Đời sống tổ chức ngày 30/8, các chuyên gia cho rằng, sử dụng mì ăn liền liên tục và trong khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Không nên ăn mì thay cơm

Thừa nhận mì ăn liền là thức ăn rẻ và tiện lợi trong đời sống công nghiệp, song phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thị Sửu (Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam) cho biết thành phần của mì ăn liền chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bột và ít chất xơ.

Đáng chú ý, mì ăn liền có thành phần chất béo (Shotrerning) từ 15-20%, chủ yếu là dạng axit béo no (axit béo bão hòa) là loại chất béo khó tiêu hóa. Ngoài ra, mì ăn liền còn có chất béo dạng trans (Trans fat) nếu sản xuất shortening theo phương pháp hydrogen hóa.
mì ăn liền
Mì ăn liền
Khi sử dụng mì ăn liền có chất béo dạng Trans sẽ gây tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Do vậy ở các nước trên thế giới, trên nhãn sản phẩm mì ăn liền đều ghi rất đầy đủ thành phần dinh dưỡng và axit béo bão hòa, axit béo dạng Trans, nếu trên nhãn ghi Trans fat (0-2 gam) người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng.

"Ngoài ra, trong gói gia vị của mì chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng làm ngon miệng. Song, những chất này cũng không có dinh dưỡng và còn cay nóng, gây bất lợi cho người cao huyết áp hoặc có thân nhiệt cao,” bà Sửu nói.

Về mặt dinh dưỡng, mì ăn liền chủ yếu cung cấp bột và đạm thực vật. Do đó, mì ăn liền thiếu cân bằng dinh dưỡng bởi thiếu đạm động vật và vitamin từ rau quả tươi. Bởi vậy, không nên dùng mì ăn liền thay cho các bữa ăn chính hằng ngày vì nó chỉ cung cấp nhiều calo chứ không cung cấp đủ vitamin hay protein cho cơ thể.

Phải công bố dinh dưỡng của sản phẩm

Hiện nay, trên các gói mì ăn liền, đa phần các nhà sản xuất chưa nêu cụ thể giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến nghị, các nhà sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình để làm ra thành phẩm.

“Ngoài ra, trên bao bì cần công bố giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, phần trăm chất béo, hàm lượng muối, chất lượng chất béo trong mì ăn liền để người dân chọn lựa” bà Mai nói.

Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Hướng Dương, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Nội tiết) thì cho hay, mì tôm là thức ăn nhanh, rẻ và tiện dụng. Tuy nhiên, nếu sử dụng mì ăn liền thường xuyên và kéo dài sẽ gây hại cho sức khỏe.

Bác sĩ Phan Hướng Dương còn cho biết, hiện nay tỷ lệ béo phì của trẻ em thành phố gia tăng. Gần đây nhất, ông đã khám và tư vấn cho một cậu bé mới 12 tuổi nhưng có cân nặng 62kg và cao 1m63. Bệnh nhân này đã bị bệnh đái đường tuýp 2.

Ông Dương cho rằng, nếu các gói mì đều ghi rõ hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ hoàn toàn có thể lựa chọn xem có phù hợp với thể trạng của mình không trước khi sử dụng. Nếu không, họ sẽ vô tình tự làm bệnh tình của mình gia tăng.

Các nhà khoa học cũng đưa ra kiến nghị cơ quan quản lý cần có những tiêu chuẩn rõ ràng đối với mặt hàng mì ăn liền như hàm lượng chất béo, nhất là chất béo dạng Trans, chất xơ… là bao nhiêu. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý chặt đối với các mặt hàng không đúng quy định. Có như vậy các nhà sản xuất bắt buộc phải thực hiện đúng việc sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và có như vậy mới có trách nhiệm với người tiêu dùng.

Sử dụng mi an lien đúng cách

Để bảo đảm sức khỏe cho người sử dụng mì ăn liền, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo cần bổ sung thêm rau xanh và các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin, chất xơ và protein thiếu hụt trong  mi an lien .

Thạc sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh Dưỡng) đưa ra dẫn chứng, có trường hợp bố của một cậu bé 7 tuổi đến nhờ bà Hải tư vấn bởi từ khi biết ăn, cậu bé chỉ ăn mì ăn liền. Tuy nhiên, trong mỗi bữa ăn, gia đình cậu bé luôn bổ sung thịt, trứng, rau vào mi an lien nên cậu vẫn đủ chất dinh dưỡng và phát triển bình thường.

Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thị Sửu thì khuyên người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ bản thân bằng cách chọn mua các sản phẩm của các nhà sản xuất có thương hiệu, nhất là các cơ sở đã áp dụng Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Quốc tế HACCP/ISO 22000./.